Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội: Cần chú trọng các giải pháp đảm bảo cấp nước sạch cho người dân
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội: Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, giảm dần khai thác nước ngầm.
Phạm vi nghiên cứu của Đồ án gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.358,59km2 và mở rộng ra các vùng phụ cận Thủ đô.
Đại diện VIWASE cho biết, mục tiêu của Đồ án nhằm rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với hiện trạng và các quy hoạch được duyệt; xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, điều chỉnh phương án phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô theo mô hình cấp nước tập trung và phân tán; khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm và nước mặt, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, giảm dần khai thác nước ngầm.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn và bền vững cho khu vực đô thị và nông thôn Hà Nội cùng một tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch của Bộ Y tế, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh nước sạch; cập nhật và điều chỉnh các dự án ưu tiên đang triển khai, điều chỉnh phân kỳ đầu tư các dự án và các giải pháp để thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển và quản lý hệ thống cấp nước theo hình thức xã hội hóa.
Mục tiêu đề ra trong Đồ án là phấn đấu đến năm 2030: 100% dân cư đô thị trung tâm Thủ đô được sử dụng nước sạch; 95 - 100% dân cư đô thị vệ tinh được sử dụng nước sạch; đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ này đạt từ 90 - 100%; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống dưới 15%.
Ngoài ra, các giải pháp về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, phát triển các nhà máy nước, các giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện... Đồ án đưa ra giải pháp tổng thể là: Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt từ các hệ thống sông hồ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, hạn chế sử dụng nước ngầm; đa dạng hóa phương án nguồn cấp nước, kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán để cấp nước cho khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn một cách linh hoạt, áp dụng chung một tiêu chuẩn cấp nước cho TP; kết nối hệ thống cấp nước của Hà Nội với hệ thống cấp nước của các tỉnh trong Vùng Thủ đô...
Hội đồng Thẩm định đánh giá cao sự cần thiết phải thực hiện Đồ án nêu trên, song cũng lưu ý, nguồn nước cấp cho người dân Thủ đô phần lớn được lấy từ các sông chảy qua nhiều tỉnh, TP nên rất cần sự phối hợp hiệu quả giữa các địa phương.
Cùng với đó, đơn vị tư vấn cần rà soát kỹ các tuyến ống vận tải nước và hệ thống các tuyến ống cấp nước cho các vùng, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống cấp nước cho người dân Thủ đô.
Đặc biệt, chú trọng đến các chỉ tiêu cấp nước, vì đây là yếu tố cốt lõi và làm rõ hiện trạng hệ thống cấp nước của Hà Nội hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp đảm bảo cấp nước sạch cho người dân Thủ đô trong tương lai.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội (tháng 7/2019), với tỷ lệ 100% (93/93 đại biểu) tán thành, HĐND TP đã biểu quyết, thống nhất thông qua Nghị quyết về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn nước, để đáp ứng nhu cầu dùng nước của TP giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cả 2 nguồn nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng. Tuy nhiên, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm.
Các nhà máy nước ngầm giảm dần công suất và chuyển thành các trạm bơm tăng áp, nguồn nước dự phòng khi có nguồn nước mặt thay thế và dừng hoạt động từ giai đoạn 2050. Nguồn nước mặt là nguồn nước cung cấp bổ sung và thay thế cho nước ngầm là các nguồn nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống.
Theo kinhtedothi.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Mong sớm đưa quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới 25.04.2025 | 08:21 AM
- Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore 25.04.2025 | 08:24 AM
- Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith 25.04.2025 | 08:23 AM
- Từ nay đến 31/12/2025, nộp hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến được giảm đến 20% phí 25.04.2025 | 08:23 AM
- Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm 2025: Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được 25.04.2025 | 08:24 AM
- Miễn phí tham quan Đại Nội Huế về đêm dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam 25.04.2025 | 08:24 AM
- Đã có trên 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 25.04.2025 | 07:57 AM
- Thời tiết ngày 25/4: Mưa dông mạnh trên cả nước, có nơi trên 80 mm 25.04.2025 | 07:57 AM
- Hơn 180 dư chấn xảy ra sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ 25.04.2025 | 07:45 AM
- Phòng dịch từ sớm, từ cơ sở vì sức khỏe cộng đồng 25.04.2025 | 07:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình