Thứ 2, 01/07/2024, 12:19[GMT+7]

Các bước lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập

Thứ 4, 26/06/2024 | 15:29:08
473 lượt xem
Để tối ưu hóa dòng tiền, các doanh nghiệp mới thành lập cần thiết lập một kế hoạch tài chính chi tiết để cân đối và phát triển quy mô hoạt động. Dưới đây là các bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Xác định mục tiêu tài chính của doanh nghiệp

Khi lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập, việc xác định mục tiêu tài chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích nhu cầu vốn và đặt mục tiêu tài chính cụ thể.

Trước hết, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng và lập danh sách các nhu cầu vốn cần thiết. Điều này bao gồm vốn lưu động để thanh toán chi phí hàng ngày, vốn cố định cho các tài sản lâu dài, và vốn dự trữ để đối phó với các rủi ro khả năng phát sinh.

Từ những phân tích trên, doanh nghiệp có thể đưa ra bảng mục tiêu tài chính chi tiết, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo lợi nhuận. Điều này sẽ giúp định hình chiến lược tài chính cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Xác định mục tiêu tài chính quyết định các định hướng lâu dài của doanh nghiệp

2. Phân tích tài chính hiện tại và dự báo tài chính tương lai

Để có đánh giá toàn diện về tình hình tài chính, các doanh nghiệp mới nên thực hiện các hoạt động đánh giá, phân tích dòng tiền hiện tại:

  • Đánh giá thu nhập: Phân tích nguồn thu chính của doanh nghiệp, bao gồm doanh thu từ bán sản phẩm/dịch vụ, các khoản đầu tư.
  • Đánh giá chi phí: Xác định các khoản phí chính của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý…
  • Phân tích dòng tiền: Theo dõi dòng tiền hoạt động, đầu tư và tài chính để đánh giá khả năng thanh toán và tạo ra lợi nhuận.
  • Tính toán tỷ lệ tài chính: Đánh giá các tỷ lệ tài chính quan trọng như tỷ lệ thanh khoản, đòn bẩy và sinh lời để đo lường tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Việc phân tích tài chính chi tiết giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại, từ đó đưa ra kế hoạch tài chính tương lai như: Dự án đầu tư, xu hướng thị trường, kế hoạch phát triển… Sau khi thực hiện đánh giá toàn bộ tình hình tài chính hiện tại và đưa ra các dự định tương lại, doanh nghiệp có thể định hướng giải pháp tài chính như vay ngân hàng, thực hiện quản lý nguồn vốn hiệu quả và tái cơ cấu nợ.

3. Xác định nhu cầu vay và lựa chọn hình thức vay phù hợp

Một giải pháp phổ biến mà các doanh nghiệp thường áp dụng khi cần huy động vốn là vay tại ngân hàng. Để thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ số tiền cần huy động và mục đích cụ thể của việc sử dụng vốn.

Trong đó, kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp cần bao gồm vốn đầu tư cho dự án mới, bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định… Sau khi xác định rõ nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng vốn cụ thể, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức vay phù hợp. Các hình thức vay phổ biến có thể kể đến như vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập, vay tín chấp, vay theo hạn mức…

Bạn cần lựa chọn hình thức vay phù hợp dựa trên quy mô, tình hình tài chính và tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

4. Lập kế hoạch trả nợ và đánh giá rủi ro

Doanh nghiệp mới thành lập cần xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết để đảm bảo khả năng thanh toán và tránh rơi vào tình trạng nợ nần. Kế hoạch này bao gồm: xác định rõ số tiền gốc và lãi cần thanh toán mỗi tháng, thời gian hoàn trả toàn bộ khoản vay, nguồn tiền để thanh toán và phương thức thanh toán.

Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ:

  • Rủi ro kinh doanh: Bào gồm các biến động doanh thu, chi phí tăng cao, biến động thị trường.
  • Rủi ro lãi suất: Các rủi ro có thể gặp phải như lãi suất vay tăng, điều kiện vay vốn thay đổi, rủi ro tỷ giá hối đoái.

Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng các biện pháp dự phòng như: tạo lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đa dạng hóa nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vay từ nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính khác nhau, hạn chế phụ thuộc vào một nguồn vay duy nhất.

Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập là bước quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Để có kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp cần thực hiện 4 bước phân tích để có cơ sở phát triển bền vững. Trong đó, vay vốn cho doanh nghiệp mới thành lập là một giải pháp phù hợp tại thời điểm này, giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh ban đầu.

  • Từ khóa