Phấn đấu hết năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 40.000ha đất được tập trung, tích tụ
Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo tình hình tập trung, tích tụ đất đai trên địa bàn tỉnh tại hội thảo.
Tăng quy mô đồng ruộng thông qua việc thúc đẩy quá trình thuê, góp đất trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các hộ không sử dụng hoặc không muốn sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ khác thuê là một trong những giải pháp đột phá để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 6/2020, toàn tỉnh có 1.497 tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất trong lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích 4.229,43ha. Các mô hình tích tụ ruộng đất cho thấy hiệu quả, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương; hình thành mô hình nông nghiệp công nghệ cao với các thiết bị hiện đại, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị đất canh tác, đưa nông dân trở thành công nhân lao động trên chính thửa ruộng của mình. Tuy nhiên, tích tụ ruộng đất đang gặp phải nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn cần phải giải quyết bằng các chính sách, giải pháp, biện pháp cụ thể, thấu đáo, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tích tụ đất nông nghiệp. Phấn đấu hết năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 40.000ha đất tập trung, tích tụ theo các hình thức: thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết sản xuất… Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh thực hiện rà soát, tham mưu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đối với doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất.
Tại hội thảo, Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đã giới thiệu một số phương thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và các chính sách liên quan; các đơn vị tham gia liên kết sản xuất: doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tích tụ ruộng đất đã chia sẻ, thảo luận những thuận lợi, khó khăn trong thực tế triển khai tích tụ, tập trung ruộng đất, đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp thời gian tới.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J