Phát triển nuôi thủy sản trong ao bán nổi
Mô hình nuôi cá trên ao bán nổi của anh Lại Văn Hòa, xã Tân Hòa (Vũ Thư) cho hiệu quả kinh tế cao.
Qua rà soát tại các địa phương, hiện nay toàn tỉnh có 117,34ha bãi bồi ven sông và đất trồng lúa úng trũng hiệu quả thấp chuyển đổi sang nuôi thủy sản trong ao bán nổi. Quy mô vùng nuôi đạt từ 540 - 80.000m2/hộ, trung bình đạt 1,037ha/hộ; diện tích mặt nước từ 440 - 62.800m2. Đây hầu hết là các mô hình tập trung ruộng đất, người dân tự tích tụ theo hình thức dồn đổi, thuê hoặc mua quyền sử dụng đất chuyển đổi sang làm ao bán nổi nuôi thả các loại cá truyền thống, ếch, 2 vụ/năm với năng suất đạt từ 3,2 - 166 tấn/ha, trung bình 23,4 tấn/ha, hiệu quả trung bình đạt 254,1 triệu đồng/ha (năm 2020).
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, phương thức đào ao bán nổi đơn giản, có thể tận dụng hệ thống kênh cấp, thoát nước sản xuất lúa phục vụ nuôi thủy sản kinh phí đầu tư thấp, khi cần thiết có thể phục hồi lại được mặt bằng trồng lúa theo quy định. Nuôi thủy sản trong ao bán nổi mặt nước rộng, thoáng, khả năng tự cung cấp ô xy cao, dễ thu hoạch, giảm chi phí nhân công, tận dụng hết chất thải nuôi cá trồng lúa giảm chi phí sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, cân bằng hệ sinh thái, phát triển sản xuất bền vững. Nuôi thủy sản trong ao bán nổi tại nhiều địa phương bước đầu cho kết quả khá, một số nơi đã hình thành tổ hợp tác, tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.
Ông Vũ Mạnh Thía, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra mục tiêu tăng trưởng toàn ngành đạt 2,1%/năm, trong đó thủy sản đạt 5% trở lên. Trong khi đó, theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg, ngày 28/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ giảm 6.000ha tương đương giảm 38% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, sản lượng giảm đến 66%, giá trị giảm 58% so với năm 2020.
Để bù đắp một phần diện tích, sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản giảm, lĩnh vực thủy sản cần thiết phải mở rộng diện tích, áp dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế. Nuôi thủy sản trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới, phù hợp với Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn cho phép đào đắp 20% diện tích, sâu không quá 120cm, là hình thức nuôi tiết kiệm chi phí, kiểm soát tốt dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời khắc phục được tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang hoặc tự phát chuyển đổi, manh mún, phá vỡ mặt bằng canh tác. Từ những căn cứ trên, Sở đã nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển nuôi thủy sản trong ao bán nổi. Trên quan điểm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, áp dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững, sản xuất gắn với liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, mục tiêu đến năm 2025, chuyển đổi khoảng 2.000ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản trong ao bán nổi, trong đó 70% nuôi thâm canh, 30% nuôi bán thâm canh. Quy mô vùng nuôi tối thiểu 10ha trở lên, quy mô cơ sở nuôi tối thiểu 1ha, quy mô ao nuôi tối thiểu 3.000m2/ao thuận lợi cho việc cấp thoát nước, dễ chăm sóc, quản lý và thu hoạch.
Ông Đỗ Xuân Khu, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kiến Xương đã hình thành tự phát gần 15ha ao bán nổi tập trung tại các xã: Bình Định, Bình Thanh, Vũ Hòa cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi truyền thống, khắc phục được tình trạng bỏ ruộng hoang. Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 500ha bãi bồi ven sông, đất trồng lúa úng trũng hiệu quả thấp có tiềm năng chuyển đổi, phát triển nuôi thủy sản ao bán nổi. Để phát triển hình thức nuôi mới này theo định hướng của ngành nông nghiệp, thời gian tới ngành cần đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi, có các giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến để phát triển bền vững.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội