Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Goma, Cộng hòa dân chủ Congo, ngày 15/8/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Đồng Chủ tịch Cơ quan đàm phán liên chính phủ của WHO, đồng thời là Đại sứ Pháp về y tế toàn cầu bà Anne-Claire Amprou thông báo, các nước thành viên WHO đã đạt được một thỏa thuận “về nguyên tắc” cho “hiệp ước đại dịch”, song cũng lưu ý rằng thỏa thuận cuối cùng sẽ cần được các quốc gia thành viên phê chuẩn.
Sau hơn ba năm đàm phán đầy trắc trở, việc đạt đồng thuận bước đầu được đánh giá là bước đi quan trọng của các nước, thắp lên hy vọng về việc tiến tới hoàn tất thỏa thuận, kịp trình lên Kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới vào tháng 5/2025. Các đại biểu sẽ nhóm họp trở lại vào hôm nay 15/4 tại Geneva, Thụy Sĩ để hoàn thiện một văn bản “mang tính bước ngoặt” về hiệp ước này.
Kể từ khi sáng kiến xây dựng một hiệp ước toàn cầu về ứng phó đại dịch được đưa ra vào năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 đang làm chao đảo hệ thống y tế thế giới, các nỗ lực đàm phán liên tục vấp phải thách thức. Tháng 2/2022, cuộc họp đầu tiên của Cơ quan đàm phán liên chính phủ được tổ chức. Đến nay, các bên trải qua 13 vòng đàm phán đầy căng thẳng với nhiều bất đồng, mâu thuẫn phát sinh.
Những vấn đề lớn làm chậm tốc độ đàm phán chủ yếu liên quan việc tìm kiếm cách thức chia sẻ dữ liệu về các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, hay tranh cãi rằng liệu việc chuyển giao công nghệ cũng như bí quyết sản xuất vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị là bắt buộc hay tự nguyện.
Ông Wiku Adisasmito, đại diện đoàn đàm phán Indonesia cho rằng, giữa các quốc gia có sự chênh lệch về năng lực, và các nước đang phát triển cần được hỗ trợ tài chính để tăng cường giám sát những mầm bệnh nguy hiểm mới nổi ở động vật và môi trường. Thêm vào đó, việc Mỹ không tham gia các cuộc đàm phán trong năm 2025 sau khi Mỹ thông báo sẽ rút khỏi WHO cũng là thách thức trong triển khai hiệp ước đại dịch sau này, bởi Washington là nhà tài trợ lớn cho các chương trình sức khỏe toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, việc các bên nỗ lực giải quyết bất đồng và đạt được thỏa thuận “về nguyên tắc” cho hiệp ước toàn cầu về ứng phó đại dịch là một tín hiệu tích cực, nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế. Theo AFP, thỏa thuận nêu trên đạt được sau một cuộc họp kéo dài gần 24 giờ. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, đây là một “khoảnh khắc lịch sử phi thường” và là “món quà tuyệt vời” dành cho thế hệ mai sau.
Trong vòng 5 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và làm chao đảo đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, thế giới luôn ở trong tình trạng dịch này chưa qua, dịch khác đã tới. WHO từng tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), mức báo động cao nhất mà tổ chức này có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới.
Năm 2024, có hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh được ghi nhận tại châu Phi, trong đó, dịch tả, sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ và bạch hầu được xác định là các căn bệnh gây nhiều thiệt hại nhất.
Lưu ý rằng đại dịch tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, “bây giờ hoặc không bao giờ” để đạt được thỏa thuận toàn cầu về ứng phó các đại dịch trong tương lai. Những đau thương, mất mát của đại dịch Covid-19 trong quá khứ chính là lời nhắc nhở về việc cần có một khuôn khổ để đoàn kết, tập hợp các quốc gia lại với nhau, vạch ra kế hoạch ứng phó sẵn sàng với các thảm họa dịch bệnh để có thể cứu nhiều sinh mạng.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình